Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024 | 04:25
“Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

XÃ HỘI HỌC TẬP, CÔNG DÂN HỌC TẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

Chủ nhật - 14/08/2022 22:04

        1. Xã hội học tập
         Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập. Xã hội tạo cơ hội và điều kiện để công dân nào cũng được học tập. Trong xã hội học tập, ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất.
        Trong thực tế, các thầy cô và các em thấy nền giáo dục quốc dân được xây dựng thành 2 hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu gồm các trường từ mầm non đến đại học dành cho thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục tiếp tục gồm những cơ sở giáo dục chính quy, thường xuyên và các trung tâm đào tạo, dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng dành cho người trưởng thành.
         2. Sự cần thiết phải xây dựng xã hội học tập, vì
        Thứ nhất: Mọi công dân đều phải học tập suốt đời để trở thành người lao động có nghề, có năng suất lao động cao để cải thiện cuộc sống bản thân, làm giàu cho gia đình và cho cộng đồng, đóng góp xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc.
        Thứ hai: Mọi công dân, mọi gia đình, dòng họ, mọi cộng đồng dân cư, cả xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học hành, ai cũng thực hiện được nhiệm vụ học tập suốt đời, bảo đảm mọi người đều bình đẳng, được công bằng xã hội về giáo dục.
        Thứ ba: Phải xây dựng một hệ thống giáo dục để phục vụ việc học tập suốt đời của người dân, trong đó có sự gắn kết giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, giữa giáo dục thế hệ trẻ với giáo dục người trưởng thành.
        3. Công dân học tập
        Để có xã hội học tập, phải có công dân học tập. Khi vận động nhân dân xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, thì phải giúp người dân học tập suốt đời để mỗi người trở thành công dân học tập.
       Mô hình xã hội học tập và công dân học tập của các nước trên thế giới có khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một yêu cầu: Công dân học tập phải là người học tập suốt đời để trở thành những lao động đóng góp vào sự cường thịnh quốc gia và tham gia tích cực vào việc bảo vệ hòa bình, an ninh và tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay, gia đình học tập được xác định tế bào của xã hội học tập, còn công dân học tập là công dân:
        - Có tinh tinh thần hiếu học, khả năng tự học và có nghề; có kế hoạch học tập và thực hiện đầy đủ kế hoạch đó tại các cơ sở học tập không chính quy trong cộng đồng.
        - Biết sử dụng ngoại ngữ và máy tính để khai thác được những tri thức trên các mạng thông tin.
        - Có năng suất lao động cao trên cơ sở áp dụng sáng tạo những kinh nghiệm hay, những tri thức và kỹ năng do học tập mà có vào công việc hằng ngày; đóng góp cho sự phát triển xã hội.
        - Gia đình không ở mức nghèo theo chuẩn nghèo mà nhà nước ban hành.
4. Chuyển đổi số trong xây dựng xã hội học tập
Mới đây, ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 14/CT-TTg về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, đặt ra yêu cầu đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các địa phương; rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên. Huy động đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành giáo dục chủ động, tích cực tham gia xây dựng và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở và tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nghiên cứu đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước....
Để thực hiện được các mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm đáp ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời. Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, qua hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác; lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan như: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và Ngày Sách Việt Nam hằng năm. Vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng, duy trì thói quen tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.
Thứ hai, đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục. Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo từ xa, xây dựng các khóa học trực tuyến mở đại chúng trong các cơ sở giáo dục đại học. Đa dạng nội dung giáo dục, đào tạo; đổi mới phương thức học tập và tăng cường sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại hỗ trợ học tập, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng kho học liệu mở phục vụ tự học và học tập suốt đời trên hệ sinh thái truyền hình giáo dục Việt Nam. Áp dụng các mô hình quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận công nghệ, quản lý nhà trường theo hướng mở, kết nối, dùng chung hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu lớn.
Thứ ba, nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập: thành lập Tiểu ban chuyên trách chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở Trung ương; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở địa phương; khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận các cá nhân tiêu biểu, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kịp thời biểu dương những mô hình hay, phong trào hoạt động tốt về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để lan tỏa, nhân rộng trong toàn xã hội; xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước tham gia thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; huy động các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân, người lao động, tham gia mở các lớp học, các cơ sở dạy nghề dành cho các đối tượng thiệt thòi, yếu thế; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài phục vụ cho các hoạt động học tập suốt đời, hỗ trợ người lao động trong học tập, đào tạo lại và đào tạo thường xuyên.
Thứ tư, nghiên cứu, đề xuất trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật học tập suốt đời tạo hành pháp lý đồng bộ với Luật Giáo dục và các luật khác có liên quan vừa mới được ban hành trong thời gian gần đây. Rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên; tạo cơ chế liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát các quy định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định chưa thực sự tạo sự liên thông giữa các trình độ đào tạo nhằm huy động, tạo điều kiện cho các loại hình cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia giảng dạy nghề nghiệp và tham gia giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông góp phần thực hiện tốt, hiệu quả hình thức liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng gắn với xóa mù chữ và dạy nghề ngắn hạn trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, chú trọng đối tượng là người mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để đổi mới cách phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng cơ bản khác cho người dân trong cộng đồng.
Tiếp tục phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sâu và rộng hơn trong cả nước, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập trong mọi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã học tập thông qua việc đẩy mạnh liên kết, trao đổi, hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ, phát triển và khai thác tài nguyên giáo dục mở và giáo dục từ xa, trực tuyến phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế và các nước có nhiều kinh nghiệm về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, đặc biệt là các nước trong cộng đồng ASEAN, các nước thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) và UNESCO. Chủ động, tích cực tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” do UNESCO điều hành.
Có hướng dẫn để các cơ sở giáo dục mở rộng, tăng cường liên kết đào tạo với những cơ sở giáo dục của nước ngoài có uy tín, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo. Có cơ chế, biện pháp tạo điều kiện vận động, khuyến khích đội ngũ trí thức tài năng là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp với hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh những nỗ lực của các tổ chức, hệ thống chính trị, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại./.

 

Nguồn tin: Ban biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGƯỜI PHÁT NGÔN
NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ tên: HỒ ANH TRUNG
Chức vụ: Chủ tịch xã
ĐT: 0911847650
Email: hoanhtrung@gmail.com

Thăm dò ý kiến

Đánh giá như thế nào cổng thông tin này?

Ủy ban nhân dân xã Quế Long
Số điện thoại đường dây nóng
Công khai xử lý hồ sơ
Giấy mời họp
Nghị quyết đại hội
Văn hóa Quế sơn
Tra cưu văn bản huyện
Phần mềm quản lý CBVC
Văn bản

Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định số về quy chế thi đua khen thưởng xã

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1099 | lượt tải:338

Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định ban hành quy chế lễ tang xã Quế Long

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1033 | lượt tải:753

2155/BTNMT-TCMT

HƯỚNG DẪN Thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1727 | lượt tải:723

14/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Quy định chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1434 | lượt tải:210

12/2022/NQ-HĐND

NGHI ̣QUYẾT Quy định mức bồi dưỡng đối với cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1866 | lượt tải:282

11/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, công an viê

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1696 | lượt tải:219

46/QĐ-UBND

Quyế định số 46 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 72-KH/HU ngày 18/01/2022 của Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 14&

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1871 | lượt tải:234

318/QĐ-TTg

Quyết định 318 của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao gia đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1353 | lượt tải:264

263/QĐ-TTg

Quyết định 263 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1855 | lượt tải:389

90/QĐ-TTg

Quyết định 90 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1811 | lượt tải:423
Thư viện ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây