Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024 | 03:47
“Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

ĐÌNH LÀ TRƯỜNG HỌC ĐẦU TIÊN ĐỂ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH MỖI CON NGƯỜI

Thứ ba - 02/08/2022 22:42
Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi tế bào tốt là tiền đề tối quan trọng cho một xã hội phát triển bền vững. Để mỗi gia đình thật sự là một hạt nhân “khỏe mạnh”, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội thì việc giáo dục, vun bồi đạo đức, trí tuệ cho thế hệ tương lai là điều không thể thiếu.
Song song với phía nhà trường, xã hội thì giáo dục gia đình ngày càng khẳng định vai trò không thể thay thế trong việc định hình, uốn nắn và hoàn thiện nhân cách trẻ từ buổi ban đầu. Vì thế, từ xa xưa các thế hệ đi trước luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho việc giáo dục con cháu trong gia đình ngay từ khi còn thơ ấu. Bởi thế mà trong những lời ca dao cha ông thường nhắc nhở rằng: “ Uốn cây từ thuở còn non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô”. Thật vậy, nếu trẻ nhận được sự giáo dục tốt từ phía gia đình tất yếu sẽ có nền tảng phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, phát huy được năng lực bản thân, điều kiện trau dồi hoàn thiện nhân cách.
Khi nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình, kịp thời động viên, chia sẻ, thắp lên niềm tin ở chặng đường vừa vấp ngã, tất yếu trẻ sẽ lạc quan, yêu đời, biết đứng lên từ vị trí vấp ngã, lấy khó khăn làm động lực vươn lên mỗi ngày. Bởi thế mà người ta thường gọi gia đình là tổ ấm, nơi san sẻ yêu thương những điều tưởng chừng như bình dị nhất. Đồng thời, gia đình là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ phong tục, tập quán, ẩm thực, lễ nghi cúng bái gia tiên trong ngày giỗ...góp phần gắn kết các thành viên trong dòng họ, là dịp để giáo dục thế hệ tương lai noi gương truyền thống gia đình, chăm chỉ lao động, học tập trở thành một công dân có ích cho xã hội, làm rạng danh gia tộc. Gia đình Việt Nam truyền thống từ lâu đã được định hình trên những chuẩn mực tốt đẹp như kính trên nhường dưới, cần cù, sáng tạo trong lao động, thiện chí cởi mở với cái mới, sẵn sàng lắng nghe, học tập và tiếp thu những tinh hoa nhân loại, điều hay lẽ phải... Đó là khuôn phép chuẩn mực cho việc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam.
Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt đời thường. Và văn hóa gia đình đóng góp to lớn, là cội nguồn và động lực phát triển của văn hóa dân tộc. Đó là một tập hợp có hệ thống các giá trị, chuẩn mực đặc thù về tình nghĩa, trách nhiệm nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình, tăng cường liên kết giữa các gia đình, gia đình với xã hội trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội cụ thể. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nhân cách của thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước. Trong quyển “Nhật kí trong tù” Bác từng viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thật vậy, việc gìn giữ nề nếp, gia phong, tinh tế trong ứng xử, giao tiếp với con trẻ trong những tình huống cụ thể, qua đó trang bị kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học cho trẻ nhỏ, tiền đề cho nhân cách hoàn chỉnh, thấm nhuần các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Bằng phương pháp dạy trẻ linh hoạt không quá hà khắc cứng nhắc cũng không buông lơi, phó mặt trách nhiệm dạy trẻ cho nhà trường và xã hội dần dần nhận thức ở trẻ được đầy đủ và hoàn thiện hơn, khi đó khi tiếp nhận cái mới trẻ sẽ không ngỡ ngàng, bị động hay tiếp thu một cách thiếu chọn lọc, luôn biết “gạn đục khơi trong” và tự hào dòng máu Lạc Hồng của bản thân.
Tốc độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh chóng, tác động của nó đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống. Đó là thời cơ để dân tộc hội nhập quốc tế toàn diện, cũng là thách thức bảo tồn văn hóa và các giá trị truyền thống. Văn hóa là nhân tố mấu chốt để nhận định sự khác biệt của dân tộc này với dân tộc khác, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa bại tất yếu tổ quốc cũng tiêu vong. Vì thế mà khi đô hộ nước ta suốt một nghìn năm lịch sử, âm mưu duy nhất của phong kiến phương Bắc là đồng hóa dân tộc Việt Nam, biến vùng đất Giao Chỉ mãi mãi thành miền kí ức xa xôi. Nhưng bằng một nghị lực phi thường, niềm tự tôn dân tộc bất diệt kiên quyết không luồn cúi trước một thế lực nào dù hung hãn và tàn bạo nhất, dân tộc kiên quyết bảo vệ nền văn hóa của mình, nhất định không chịu làm nô lệ văn hóa cho bọn ngoại bang. Nền sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển, con người tất bật chạy theo guồng máy công việc để mưu sinh, do đó thời gian dành cho gia đình có phần hạn chế. Vì thế mà cấu trúc, hình thái, mói quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam có nhiều biến động và thay đổi mạnh mẽ. Những bữa cơm vội vàng, hiếm khi đủ các thành viên, những lời hỏi han, chia sẻ vui buồn hằng ngày dần mờ nhạt, thưa thớt. Nhiều gia đình phó mặc trách nhiệm trông nom, giáo dục trẻ nhỏ cho ông bà, người thân và thầy cô ở trường học vì công việc quá bận rộn. Tất nhiên không phải cứ thiếu tình thương, sự quan tâm từ mẹ cha sẽ nghiễm nhiên thành trẻ hư hỏng, nhưng đâu đó trong tâm thức của các con vẫn là một khoảng trống tình cảm rất lớn vẫn hằng hy vọng được mẹ cha đáp lại. Có những vấn đề trẻ chỉ tin tưởng nơi cha mẹ, khó lòng mà sẻ chia, giải bày cùng ông bà, thầy cô hay chúng bạn, vì trong mắt trẻ cha mẹ là những hình mẫu tuyệt vời nhất, có thể giải đáp mọi thắc mắc của trẻ. Do đó nếu cha mẹ được trang bị phương pháp và kỹ năng dạy con thích hợp sẽ đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần ở trẻ, luôn khuyến khích con em biết bồi dưỡng rèn luyện ưu điểm, đồng thời cải thiện, sửa chửa những khuyết điểm mà còn mắc phải.
Nhiều lúc cuộc sống có va vấp, thất bại con người dần thiếu kiên nhẫn với nhau mà buông ra những lời nói, hành vi, thái độ thiếu chuẩn mực. Chứng kiến những hình ảnh không mấy tốt đẹp như vậy sẽ hằn sâu vào tâm thức trẻ nhỏ, mỗi lần nhìn cảnh tượng đau lòng xảy ra trong gia đình như vết cứa vào tâm hồn đang rỉ máu của trẻ nhỏ. Nhiều người thường nghĩ rằng trẻ sẽ chóng thấy rồi chóng quên đi, không buồn quan tâm làm gì những chuyện nhỏ nhặt như thế. Nhưng đó là quan điểm thiếu biện chứng, khoa học, nhận thức của trẻ nhỏ được hình thành từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nên mới gọi là thai giáo. Khi liên tục phải lắng nghe những lời nói hằng học từ mẹ cha, cư xử thiếu tế nhị, hình ảnh bạo lực gia đình thường xuyên khó tránh khỏi sự khủng hoảng về tâm lý ở trẻ, dần trở nên gai góc, thiếu thân thiện và xu hướng giải quyết mọi việc bằng bạo lực luôn hiện hữu trong tâm trí khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống. Khi tổ ấm một khi không còn hơi ấm nữa như bố mẹ ly hôn, thường xuyên cãi vã, dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn khiến con trẻ dần sống thu mình, tách biệt với bạn bè đồng trang lứa, luôn mang trong mình những mặc cảm tự ti vì một gia đình không hạnh phúc, cõi lòng chất chứa nhiều oán hờn dễ sa ngã vào con đường tăm tối nhiều tệ nạn. Bên cạnh đó một số gia đình còn mang nặng tư tưởng: “Thương cho roi cho vọt/ Ghét cho ngọt cho bùi”, muốn con nên người phải dùng đòn roi hà khắc, không thể dung dưỡng chiều chuộng con trẻ một cách vô tội vạ. Ở chừng mực nhất định, không thể phủ nhận tính đúng đắn của quan niệm trên trong việc dạy con, vì cứ mãi bao che, dỗ dành cho những khuyết điểm của trẻ sẽ đắp xây nên một nhân cách con người bị động, vô ơn, ích kỷ và thiếu sự đồng cảm và sẻ chia với cộng đồng. Nhưng đòn roi phải đúng lúc, đúng chuyện không để nó dần trở thành công cụ tra tấn tinh thần của trẻ nhỏ, cứ trẻ không ngoan là dùng đòn roi dọa nạt, quát tháo là phương pháp phản khoa học, để lại những hậu quả khôn lường cho thể chất và tinh thần của trẻ. Cổ nhân có câu: “Giáo đa thành oán”, “Đa ngôn đa quá”, đòn roi càng nhiều, đay nghiến càng nhiều chỉ nuôi dưỡng những lòng hờn oán, càng làm cái tôi của trẻ lớn hơn bao giờ hết và một khi chai lì với đòn roi thì tất yếu tâm hồn trẻ cũng dần khô cằn, chai sạn thì khó tránh khỏi hành động nông nổi, bộc phát, thiếu suy nghĩ nhất thời. Thêm vào đó nhà trường và xã hội lại đặt quá nhiều kì vọng, niềm tin vào trẻ nhỏ mà quên rằng đây cũng chỉ là những đứa trẻ ngây thơ vẫn hằng ước mơ một cuộc sống hồn nhiên như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa. Không biết từ bao giờ mà căn bệnh “thành tích” lại trở nên trầm trọng như vậy, các em đến lớp không còn vì niềm vui mà nặng trĩu những áp lực so sánh với “con nhà người ta” đã học thì phải giỏi, đã giỏi thì phải toàn diện, điểm số luôn phải ở top đầu và bao nhiêu là phong trào, cuộc thi, học thêm... Nhiều em đến lớp với gương mặt bơ phờ, hốc hác cùng bữa sáng vội vã trên đường đến trường để kịp giờ lên lớp dù tối qua phải thức tận 3 giờ sáng để hoàn thành bài tập về nhà. Cứ vào mùa thi là những phụ huynh lại tất bật “cậy nhờ” để con mình được vào trường chuyên, lớp chọn để mong con mình sẽ nhận được một nền giáo dục chuẩn mực hơn và sau đó là hàng loạt câu chuyện thương tâm đã xảy ra. Tất cả tạo nên một gánh nặng vô hình, trẻ không dám phản kháng nhưng cũng dần lạc lõng, vô định trên con đường mà mẹ cha đã dày công sắp đặt, ngày càng mai một khả năng tư duy sáng tạo ở trẻ. Albert Einstein từng nhận định: “Ai cũng là thiên tài trong lĩnh vực của họ. Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó, thì suốt đời nó sẽ sống với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn”. Mỗi con người chỉ được tạo hóa ban tặng một sở trường nhất định, hiếm có chuyện giỏi toàn diện mọi mặt trong đời sống. Vậy nên, trong giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng nên thiện chí, cởi mở, phát huy điểm mạnh thật sự của trẻ, tránh gượng ép, rập khuôn vào những điều trẻ không đam mê và không có sở trường.
Nhiều năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước công tác giáo dục trong gia đình có những bước tiến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu khả quan. Tình trạng bạo lực gia đình trong những năm qua đã có xu hướng giảm, các gia đình ngày càng có sự quan tâm đúng mực hơn trong việc giáo dục định hình và phát triển nhân cách ở trẻ, tạo cho các em môi trường sống lành mạnh, có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Nhà nước đã quan tâm ban hành, sửa đổi các điều luật, văn bản qui phạm pháp luật tạo điều kiện để giáo dục gia đình ngày càng hoàn thiện, chuẩn mực. Tiêu biểu là chỉ thị số 49 CT/TƯ có hiệu lực ngày 21/02/2005 về “Xây dựng gia đình trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa” đã chỉ đạo: “Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh. Trong giáo dục, phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển”. Và gần đây “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã định hướng mục tiêu phấn đấu trong thời kì hội nhập và phát triển: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. Tất cả chiến lược ấy khẳng định quyết tâm xây dựng gia đình Việt Nam bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần hình thành, hoàn thiện và vun bồi nhân cách tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Để xây dựng nhân cách hoàn chỉnh không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình kỳ công tạo lập, chui rèn bằng cả trái tim. Sự thiếu sót, sai lầm, duy ý chí trong phương pháp sư phạm có thể hủy hoại cả tương lai phía trước của thế hệ măng non. Đó là trách nhiệm của cả cộng đồng có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình nhà trường và xã hội. Trong đó giáo dục gia đình vẫn là nền tảng, yếu tốt then chốt giúp trẻ có góc nhìn nhân sinh quan ngày càng đầy đủ. Thế hệ đi trước trong gia đình phải làm gương cho trẻ, không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng xã hội, tự nhiên giúp việc nuôi dạy trẻ được thuận tiện hơn, phù hợp xu thế vận động và phát triển của nhân loại. “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người”, con người là nhân tố tiên quyết của sự phát triển, nền tảng nhân cách hoàn chỉnh chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của xã hội./.

 

Nguồn tin: Ban biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
NGƯỜI PHÁT NGÔN
NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ tên: HỒ ANH TRUNG
Chức vụ: Chủ tịch xã
ĐT: 0911847650
Email: hoanhtrung@gmail.com

Thăm dò ý kiến

Đánh giá như thế nào cổng thông tin này?

Ủy ban nhân dân xã Quế Long
Số điện thoại đường dây nóng
Công khai xử lý hồ sơ
Giấy mời họp
Nghị quyết đại hội
Văn hóa Quế sơn
Tra cưu văn bản huyện
Phần mềm quản lý CBVC
Văn bản

Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định số về quy chế thi đua khen thưởng xã

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1099 | lượt tải:338

Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định ban hành quy chế lễ tang xã Quế Long

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1033 | lượt tải:753

2155/BTNMT-TCMT

HƯỚNG DẪN Thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1727 | lượt tải:723

14/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Quy định chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1434 | lượt tải:210

12/2022/NQ-HĐND

NGHI ̣QUYẾT Quy định mức bồi dưỡng đối với cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1866 | lượt tải:282

11/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, công an viê

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1696 | lượt tải:219

46/QĐ-UBND

Quyế định số 46 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 72-KH/HU ngày 18/01/2022 của Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 14&

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1871 | lượt tải:234

318/QĐ-TTg

Quyết định 318 của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao gia đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1353 | lượt tải:264

263/QĐ-TTg

Quyết định 263 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1854 | lượt tải:389

90/QĐ-TTg

Quyết định 90 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1811 | lượt tải:423
Thư viện ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây