Thứ sáu, ngày 26 tháng 07 năm 2024 | 21:04
“Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

Giới thiệu chung

Giới thiệu chung

Bản đồ Hành chính Huyện Quế Sơn
                                 QUẾ LONG – MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI

Quế Long là một xã trung du – miền núi nằm dọc hai bên đường ĐT 611A ngày nay (tức tỉnh lộ 105 trước năm 1975), đoạn từ thị trấn Đông Phú (huyện lỵ Quế Sơn) đến Eo Gió – Rập Cu (giữa Đèo Le). Trước khi cư dân Việt đến đây lập nghiệp, vùng đất này còn rất hoang sơ, gần như chưa được con người khai phá. Cũng như cư dân Việt trên dải đất miền Trung Trung Bộ. Quế Long có lịch sử hình thành cách đây hơn 550 năm, kể từ khi các vương triều phong kiến Việt Nam mở mang bờ cõi về phương Nam. Cùng với tiến trình đó, cư dân Việt từ Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến đây khai cơ, lập nghiệp, dựng làng, mở ấp. Theo gia phả của nhiều tộc hộ ở đây thì đại bộ phận cư dân đều có quê gốc từ Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến đây từ nữa cuối thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông trong cuộc Nam chinh vào năm 1471 và thời Nguyễn Hoàng vào trấn giữ đất Đàng Trong (vào giữ thế kỷ XVI). Họ xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau: Có người là binh lính của các đoàn quân Nam tiến, có người là dân di cư tự do, có người được chiêu mộ đi khai khẩn vừng đất mới, có người là tội đò của các vương triều phong kiến Việt Nam, có người vì nhiều lý do khác nhau phải lìa bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn”… Trong diều kiện phải thường xuyên đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, thú rừng hung dữ, giặc giã liên miên, cường quyền áp bức…nên trải qua biết bao thăng trầm của lích sử, họ đã biết đoàn kết bên nhau chung sức, chung lòng gầy dựng cuộc sống trên quê hương mới.
HCQS
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, HÀNH CHÍNH:
  1. Về Địa lý hành chính:
Theo sách Đại Nam thống nhất chí thì xứ Quảng Nam “đời Tần (240- 207 trước Dương lịch) thuộc về Tượng Quận, đời Hán (206 trước Dương lịch đến năm 219 Dương lịch thuộc Quận Nhật Nam”. Và theo Hán thư thì Nhật Nam thuộc nhà Hán có Châu Ngô (tức Thừa Thiên – Huế và huyện Lư Dung (tức Quảng Nam). Năm 1306, vua Chăm –pa (Chiêm Thành) là Chế Mân dâng 02 châu Ô, Lý (tức Thuận Châu và Hóa Châu) làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa. Từ năm 1402 đến năm 1406, đây là vùng đất cự nam của vương triều Hồ Hán Thương của quốc gia Đại Việt và vương quốc Chăm –pa. Đến năm 1471, dưới triều vua Lê Thánh Tông đã đánh chiếm và lập nên đạo Thừa Tuyên Quảng Nam.  Từ đó trở về sau, Quế Long thuộc quyền cai quản của các quan đầu tỉnh Quảng Nam dưới các vương triều phong kiến Việt Nam. Trước năm 1836, dưới triều Nguyên, Quế Long gồm các làng Lãnh An, Xuân Quê, Gia Lộc Thượng, Thanh Sơn (vốn là một ấp thuộc làng Gia Lộc Đại), một phần của làng Gia Lộc Trung (phàn còn lại nay thuộc xã Quế Phong) và một phần phía tây của làng Lãnh Thượng (phần còn lại nay thuộc thị trấn Đông Phú) thuộc tổng Thuận An, phủ Thăng Hoa (tức Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Năm 1836 (Minh Mạng thứ 17), huyện Quế Sơn được thành lập trên cơ sở tách hai tổng Quảng Đại Thượng sau đổi tên là Trung Lộc (nay thuộc huyện Nông Sơn), Xuân Phú của huyện Duy Xuyên và tách 02 tổng Thuận An, An Mỹ của phủ Thăng Bình thì Quế Long thuộc tổng Thuận An huyện Quế Sơn, phủ Thăng Hoa tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1932 đến trước Cách Mạng tháng Tám (dưới triều vua Bảo Đại) các làng Gia Lộc Trung, Gia Lộc Thượng được đổi tên là làng Lộc Trung, Lộc Thượng và ấp Thanh Sơn của làng Lộc Đại (Quế Hiệp) thuộc tổng Thuận An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến tháng 02 năm 1946, ta xây dựng chính quyền cấp xã theo đơn vị làng (mỗi làng là một xã) thuộc tổng Thuận An. Tới đây, ấp Thanh Sơn được đổi tên là Lộc Sơn và được tách khỏi làng Lộc Đại (Quế Hiệp) để trở thành một đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc tổng Thuận An.
Từ tháng 02 năm 1946 đến đầu năm 1949, thực hiện chủ trương của Ủy ban hành chính Nam Trung bộ về giải thể cấp tổng, sáp nhập nhiều đơn vị làng thành xã lớn lần thứ nhất thì các làng Xuân Quê, Lãnh An, Lãnh Thượng, Lộc Thượng, Lộc Sơn, Thạch Thượng được sáp nhập lại thành xã Ngũ Hòa. Còn các làng Lộc Trung, Gia Cát, An Long, Thuận Long, Châu Sơn thuộc xã Long Châu.
Từ năm 1949 đến năm 1954, thực hiện chủ trương sáp nhập xã lần thứ hai trong kháng chiến chống Pháp, các xã Ngũ Hòa, Long Châu, Tây Sơn được sáp nhập lại để thành lập xã Quế Phong.
Sau ngày kí kết Hiệp định Giơ- ne- vơ, từ 1954 đến năm 1956, ngụy quyền thành lạp chính quyền cấp xã theo đơn vị làng cũ. Quế Long hiện nay có các làng Lãnh An, Xuân Quê, Lộc Thượng, Xuân Quê, Lộc Sơn, mỗi làng là một xã thuộc khu hành chánh vùng trung quện Quế Sơn (lấy tên là khu hành chánh Sơn An), có trụ sở đóng tại cây bùi (Lộc Thượng). Năm 1955, ngụy quyền miền Nam sáp nhập các làng Lộc Thượng, Lộc Sơn thành xã Sơn thanh. Từ tháng 6 năm 1956 đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), ngụy quyền miền nam Việt Nam giải thể cấp khu hành chánh, sáp nhập xã (theo đơn vị làng) gọi là liên xã thì xã Sơn Thanh được đổi tên là xã Sơn Khánh và các làng Xuân Quê, Lãnh An, Lãnh Thượng được sấp nhập lại thành xã Sơn Khánh. Từ đầu năm 1965 (khi ta giải phóng 2 xã Sơn Khánh, Sơn Lãnh) đến ngày huyện Quế Sơn được hoàn toàn giải phóng (26/3/1975) thì ta vẫn sử dụng tên gọi Sơn Khánh và Sơn Lãnh để thành lập chính quyền cách mạng các xã.
Từ sau ngày huyện Quế Sơn hoàn toàn giải phóng 26/3/1975) thì tên gọi xã Sơn Khánh và Sơn Lãnh vẫn tiếp tục tồn tại đến tháng 5/1975. từ tháng 5/1975 đến tháng 10/1975, xã Sơn Khánh nhập với xã Sơn Thạch thành xã Quế Phong, xã Sơn Lãnh nhập với xã Sơn Thành thành xã Quế Hòa. Đến tháng 11/1975, xã Quế Hòa được giải thể, xã Sơn Lãnh được sáp nhập về xã Quế Phong còn xã Sơn Thành được sáp nhập về xã Quế Châu. Đến ngày 23/9/1981, theo quyết định số 79/HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) xã Quế Phong được chia thành hai xã Quế Phong và Quế Long. Ngày 11/1/1986, theo Quyết định số 05/HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về việc thành lập thị trấn huyện lỵ Quế Sơn thì ¾ diện tích phía đông làng Lãnh Thượng cùng với các thôn Tam Hòa, Mỹ Đông, Thuận An, Cang Tây của xã Sơn Thành dưới chế độ cũ thuộc Thị trấn đông Phú.
Từ năm 1986 đến nay, Quế Long được chia thành 7 thôn, gồm:
- Thôn 1 (Xuân Quê1) gồm các ấp Xuân Sơn, Dinh Châu, Xuân Mỹ.
-        Thôn 2 (Xuân Quê 2) gồm các ấp Xuân Đồng, Lộc Tây, một phần phía tây của Lãnh Thượng và một phần phía Đông nam làng Lộc Thượng
-        Thôn 3 (Lãnh An) gồm làng Lãnh An, và một phần của làng Lộc Thượng
- Thôn 4 (Lộc Thượng 1) gồm cac ấp Nhứt Đông, Nhì Đông và một phần của ấp Lộc Tây (của làng Xuân Quê).
- Thôn 5 (Lộc Sơn) gồm ấp LỘc Sơn và một phần của làng Lộc Thượng 1
- Thôn 6 Lộc Thượng 2 gồm các ấp Nhứt tây và một phần của làng Lộc Trung.
- Thôn 7 (Trung Thượng) gồm các ấp nhì Tây và một phần của làng Lộc Trung.
BAN DO HC QLONG
2/ Về địa lý tự nhiên:
Quế Long có vị trí cách huyện lỵ Quế Sơn (TT Đông Phú) khoảng 3 km về phía đông, cách thị xã Tam Kỳ khoảng 50km về phía đông nam và cách quốc lộ 1A khoảng 23km. Về ranh giới phía đông tiếp giáp với TT đông Phú, phía tây tiếp giáp với xã Quế Lộc Huyện Nông Sơn, phía bác giáp với với xã Quế Hiệp, phía nam tiếp giáp với xã Quế An và Quế Phong.
Về khí hậu, Quế Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Mùa nắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Mưa lũ thường xãy ra vào khoảng tháng 10, 11 nắng nống thường xảy ra vào khoảng tháng 7,8 hàng năm. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều nên thường gây nên hiện tượng bào mòn, rửa trôi mặt đất khu vực gò đồi, ngập úng khu vực ẩm thấp, còn mùa nắng thì kéo dài dẫn đến khô kiệt nguồn nước làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại cây trồng. nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 16-36 0C. năm rét lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống tới 150C và năm nắng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 380C.
Quế Long có diện tích tự nhiên 21,17 km2. trong đó có, 03.80km2 (19.41%), đất sản xuất nông nghiệp 14.27km2 (72.91%) nbuis rừng và 01.5km2 (7.68%) đất chuyên dùng và đất ở. Trong diện tích đất núi rừng (14.27km 2) có 8.37 km2 đất sản xuất lâm nghiệp và 6.90km2 là rừng tự nhiên. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.72km2 đất trồng cây hàng năm và 0.07km2 đất trồng cây lâu năm. Địa hình của Quế Long rất phức tạp, chia cắt bởi nhiều núi cao, núi thấp, gò đồi, khe suối. Núi rừng ở Quế Long phần lớn là núi già có độ che phủ thấp đất đai cằn cỏi, cây cối phát triển chậm. Ở phía tây, tây – bắc, và tây – nam có dãy núi Hòn Tàu- Hòn Ngang. Ở phía Bắc có dãy núi Gò Nổng- Hòn Chài (giáp với Quế Hiệp và thị trấn Đông Phú), khắ hiểm trở và có nhiều lợi thế về mặt quân sự.

Trích "Lịch sử Đảng bộ xã Quế Long"
NGƯỜI PHÁT NGÔN
NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ tên: HỒ ANH TRUNG
Chức vụ: Chủ tịch xã
ĐT: 0911847650
Email: hoanhtrung@gmail.com

Thăm dò ý kiến

Đánh giá như thế nào cổng thông tin này?

Ủy ban nhân dân xã Quế Long
Số điện thoại đường dây nóng
Công khai xử lý hồ sơ
Giấy mời họp
Nghị quyết đại hội
Văn hóa Quế sơn
Tra cưu văn bản huyện
Phần mềm quản lý CBVC
Văn bản

Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định số về quy chế thi đua khen thưởng xã

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1096 | lượt tải:338

Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 11/9&

Quyết định ban hành quy chế lễ tang xã Quế Long

Thời gian đăng: 14/09/2023

lượt xem: 1029 | lượt tải:750

2155/BTNMT-TCMT

HƯỚNG DẪN Thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1723 | lượt tải:723

14/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Quy định chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1431 | lượt tải:210

12/2022/NQ-HĐND

NGHI ̣QUYẾT Quy định mức bồi dưỡng đối với cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1862 | lượt tải:282

11/2022/NQ-HĐND

NGHỊ QUYẾT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, công an viê

Thời gian đăng: 03/05/2022

lượt xem: 1687 | lượt tải:219

46/QĐ-UBND

Quyế định số 46 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 72-KH/HU ngày 18/01/2022 của Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 14&

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1865 | lượt tải:234

318/QĐ-TTg

Quyết định 318 của Thủ tướng chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao gia đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:264

263/QĐ-TTg

Quyết định 263 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1852 | lượt tải:389

90/QĐ-TTg

Quyết định 90 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thời gian đăng: 17/03/2022

lượt xem: 1807 | lượt tải:423
Thư viện ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây